So sánh bơm tuyển nổi DAF và Bộ trộn khí ADT trong tuyển nổi
Tuyển nổi siêu nông Supercell DAF hay tuyển nổi sâu Sedicell DAF thường được ứng dụng trong xử lý nước thải các ngành công nghiệp như sản xuất giấy và bột giấy, sản xuất bánh kẹo, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ, thủy sản…
Tuyển nổi là quá trình tách các hạt rắn, tách chất rắn lơ lửng, chất rắn hòa tan ra khỏi nước thải bằng hóa chất và khí hòa tan. Hóa chất tuyển nổi được sử dụng là PAC và Polymer có nhiệm vụ keo tụ các chất rắn thành các bông bùn, khí hòa tan vào nước được châm vào dòng chảy, các bóng khí sẽ xâm nhập vào trong bông bùn và một phần bám trên bề mặt bông bùn làm cho các bông bùn trở lên nhẹ hơn nước và nổi lên bề mặt của bể tuyển nổi.
Một phần không thể tách rời của hệ thống tuyển nổi là Bơm tuyển nổi và Bộ trộn khí ADT. Nhiệm vụ của hóa chất PAC và Polymer là tạo ra các bông bùn, và nhiệm vụ của bơm tuyển nổi DAF hay bộ trộn khí ADT là làm cho các bông bùn nổi lên để có thể dễ dàng vớt phần bùn nổi để thu hồi tái sử dụng hoặc thải bỏ.
-
Bơm tuyển nổi DAF
Bơm daf hay còn gọi là bơm tuyển nổi là loại bơm áp cánh kín, có thể đẩy được cột áp lên đến 10 kg/cm2, ở đầu bơm hút của bơm áp sẽ có 1 cổng lấy gió trực tiếp từ ngoài môi trường, điều chỉnh áp suất bơm bằng cách khép van ở đầu đẩy của bơm. Ưu điểm của bơm tuyển nổi là không cần bộ trộn khí hòa tan ADT, không cần sử dụng máy nén khí. Nhược điểm là khó vận hành, khó tạo ra được bọt khí hòa tan, khó điều chỉnh lưu lượng và tỷ lệ khí/nước, khi chỉnh tuyển nổi nếu cần tăng giảm lượng khí thì đồng nghĩa với việc áp suất và lưu lượng của bơm sẽ tăng hoặc giảm. Nếu khí vào quá nhiều sẽ làm bơm bị Air, khi khí vào quá ít thì sẽ không đủ các bọt khí để kéo bông bùn nổi lên.
Bơm DAF
2. Bộ trộn khí tuyển nổi ADT
Trong bộ trộn khí ADT có hệ thống phân phối nước và phân phối khí, hệ thống phân phối nước vào theo kiểu dòng xoáy và hệ thống phân phối khí bằng các tấm xốp VYON có kích thước lỗ < 0,5 micromet, khi các hạt khí kích thước nhỏ được cấp vào dòng xoáy nước trong áp suất cao sẽ được hòa tan vào nước, tạo thành dung dịch nước và khí có màu trắng sữa gọi là khí hòa tan, các bọt khí này rất bền và khó bị vỡ trong điều kiện áp suất cao. Khí hòa tan sau khi ra môi trường các bóng khí sẽ bị vỡ dần trong thời gian khoảng 1-3 phút, trong hệ thống tuyển nổi thì thời gian này là thời gian mà các bóng khí được bắt vào trong bông bùn. Ưu điểm của bộ trộn khí ADT là dễ tạo ra bọt khí hòa tan, dễ điều chỉnh và vận hành, có thể tăng hoặc giảm tỷ lệ khí/nước dễ dàng giúp tăng hiệu suất tuyển nổi cho hệ thống. Nhược điểm của bộ trộn khí ADT là cần 1 bơm áp và 1 máy nén khí.
Bình luận
Viết bình luận